Lý do #1: Vốn từ hạn chế
“Từ vựng” là nền tảng cho quá trình nghe, hiểu và nói. Có quá nhiều từ bạn không biết thì làm sao khi nghe hiểu được hết nội dung phải không ?
Trường hợp bạn biết từ nhưng không nhận ra vì bạn chỉ nhìn và tra nghĩa của nó, chứ không nghe phát âm nên tai sẽ không quen. Một số từ bạn biết nghĩa và cách phát âm nhưng lại chưa va chạm nhiều nên khi nghe sẽ rất khó để bạn nhận ra ngay lập tức mà mất thời gian suy nghĩ và nhớ xem từ gì.
Lý do #2: Cố gắng hiểu từng từ một
Đây là sai lầm nhiều bạn khi luyện nghe tiếng anh mắc phải. Nhiều bạn cho rằng phải hiểu từng từ một mới nắm được nội dung của đoạn nghe. Nếu bạn gặp phải một từ không biết, bạn sẽ bị đứt mạch vì mải nghĩ xem từ gì và sẽ nhớ toàn bộ thông tin còn lại của đoạn nghe.
Khi luyện nghe tiếng anh hàng ngày, bạn chỉ cần chú ý đến keyword, ngữ cảnh và kiến thức đã có từ trước của bạn để nắm được ý chính của đoạn nghe mà không nhất thiết phải hiểu hết từng từ.
Lý do #3: Nghe nhiều giọng khác nhau
Các bạn biết đấy cũng giống như giọng nói ở các vùng miền Việt Nam khác nhau,giọng Bắc một khác, giọng Nam lại một khác, một từ tiếng anh cũng có thể phát âm theo nhiều cách khác nhau tùy từng vùng miền. Nếu bạn nghe Anh-Mỹ thì sẽ khó nghe Anh-Anh vì bạn không nhận ra âm đó bị biến đổi như thế nào hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể nhận ra.
Lý do #4: Nghe những bài quá khó, quá dài
Khi bạn mới bắt đầu tiếp xúc và luyện nghe. Bạn muốn luyện nghe để tiến bộ nhanh hơn nhưng bạn lại cố lựa chọn cho mình những bài quá khó, quá dài điều đó sẽ làm bạn rất nhanh nản, không giúp bạn cải thiện nhiều, thậm chỉ còn khiến bạn tự ti nghĩ rằng mình không thể học. Đừng vội vàng, hãy nghe những đoạn hội thoại nhỏ hoặc những bài ngắn phù hợp với trình độ của mình. Khi bạn đã cảm thấy thoải mái với những bài nghe đơn giản rồi, hãy tiếp tục thử thách mình với những bài nghe khó hơn.
Lý do #5: Không biết nhiều cấu trúc ngữ pháp
Ngữ pháp đóng vai trò quan trọng trong việc nghe. Ví dụ bạn biết các từ “long”, “airport”, “take”, “how”, và chúng ta có câu sau: “How long does it take to get to the airport?”. Nếu như bạn biết tất cả các từ trong câu, nhưng không biết cấu trúc “How long does it take to (do something?”, thì bạn cũng khó có thể hiểu được nghĩa của câu trên.
Bạn không thể biết trước mình sắp sửa nghe thông tin gì. Nên nếu bạn không nắm vững cấu trúc ngữ pháp thì sẽ khó để hiểu hết nội dung.
- Phương pháp nghe – chép chính tả
Chọn 1 topic cảm thấy thích nhất, phải có cảm hứng mình mới kiên trì được, rồi mở audio 1 phút ra nghe.
Đừng đọc script bên dưới, vừa nghe vừa chép chính tả. Nhưng đừng lâu quá, căn thời gian khoảng 3-5 phút là phải xong 1 audio đó.
Sau đó dò lại với script. Dò chính tả nha. Rồi pick mấy từ vựng ra để học. Vậy là xong. Cố gắng 1 ngày làm 2-3 bài.
- Phương pháp nghe – làm bài tập
Có 3 level: Easy, Intermediate, Difficult. Bạn tự chọn cho mình 1 level thích hợp. Sau đó đọc qua 1 loạt câu hỏi, bấm vào audio, vừa nghe vừa làm câu hỏi nha. Bảo đảm bạn nào yếu thì cứ rèn chăm luyện đều trình của bạn sẽ tăng vọt luôn
- Phương pháp nghe – học kiến thức
https://www.bbc.co.uk/learningenglish/
Ở đây có nhiều chuyên mục: Grammar, Vocabulary, Pronunciation, News, Business, Quizzez…
Mỗi bài đều có video và script để xem, chủ yếu về những topic rất đời sống, tin tức, kiến thức như Coronavirus, Climate Change, Wild animals, Environment…
- Phương pháp nghe – giải trí
Lên Youtube, Netflix, Tiktok… nghe nhạc, xem phim, lướt web… Gì cũng được, miễn là bằng tiếng Anh + sub tiếng Anh là được!
Ngoài ra bạn có thể cài chế độ Language là English cho điện thoại của mình, cho laptop của mình nữa.
- Phương pháp nghe – luyện IELTS
Nghe đề IELTS Cam, Actual Test, yếu dạng nào nghe và làm BT nhiều dạng đó (Maps, Multiple Choice….)