‘ACTIVE LISTENING’ VÀ ‘PASSIVE LISTENING’ LÀ GÌ VÀ ÁP DỤNG THẾ NÀO ĐỂ LUYỆN NGHE?

Nghe có vẻ lạ, nhưng thực tế, các bạn vẫn áp dụng hai phương pháp luyện nghe này khá thường xuyên trong quá trình luyện kỹ năng listening.

  • ‘Passive listening’ – nghe thụ động là quá trình một chiều giữa người tạo thông tin và người tiếp nhận thông tin. Người học (người tiếp nhận thông tin) lắng nghe thông tin và không phản hồi lại với người tạo thông tin. Một ví dụ điển hình là khi các bạn luyện nghe tiếng Anh qua việc xem phim hay nghe nhạc trong thời gian rảnh và không tương tác lại với bộ phim và bài hát.
  • Ngược lại, ‘active listening’ – nghe chủ động là quá trình hai chiều giữa hai đối tượng trên. Người học lắng nghe và tương tác với thông tin qua nhiều cách như viết, nói. Ví dụ, người học nghe một cuộc hội thoại và tương tác với cuộc hội thoại qua viết câu trả lời vào bài tập điền từ của IELTS.

Một yếu tố cốt lõi của hai phương pháp kể trên đó là tìm chọn được nguồn nghe chất lượng. Dưới đây sẽ là một số gợi ý dành cho các bạn.

NGUỒN NGHE CHO ACTIVE LISTENING

Active listening là việc nghe tập trung vào các chi tiết như từ khóa, nội dung, ngữ pháp của bài nói. Vậy nên, phương pháp này sẽ phù hợp khi bạn đang tập trung ôn luyện cho các bài kiểm tra. Điều cốt lõi của phương pháp Active listening là tìm được các nguồn nghe có đính kèm bài tập. Dưới đây là các nguồn nghe cho các bạn tham khảo.

  • Breaking News English – Đây là website tổng hợp các trích đoạn bản tin quốc tế được cập nhật liên tục. Các trích đoạn được tùy chỉnh theo nhiều tốc độ nói, kết hợp với các bài tập luyện tập dictation, phù hợp với những bạn gặp khó khăn với các bài tập nghe với tốc độ nói quá nhanh.
  • ESL-Lab – Đây là website tổng hợp nhiều bài tập nghe được chia theo các cấp độ CEFR nên sẽ rất hiệu quả để các bạn xác định được năng lực tiếng Anh hiện tại.

NGUỒN NGHE CHO PASSIVE LISTENING

Passive listening là việc nghe tập trung vào phát âm, ngữ điệu. Những bạn đã có kiến thức nền tảng về từ vựng, ngữ pháp khi học trên lớp có thể áp dụng phương pháp này trong quá trình luyện tập ở nhà, vào thời gian rảnh rỗi. Phương pháp này cho phép chúng ta tiếp xúc với việc sử dụng ngoại ngữ qua ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày ở các bộ phim, bài hát.

  • Netflix, YouTube, Podcast on Spotify – Có lẽ mình không cần nói nhiều với các nền tảng này rồi phải không nào. Đây là các nguồn luyện nghe được các bạn tiếp cận với ngôn ngữ tiếng Anh một cách thực tế. Tuy nhiên, hãy cố gắng luyện nghe qua các nguồn này sử dụng phụ đề tiếng Anh nhé.
  • SFlix – Với những bạn không quá dư dả tài chính để đăng ký Netflix hay không thể tìm bộ phim mình yêu thích qua đó thì đây là giải pháp thay thế.

Trên đây là tổng hợp một số trang web để giúp các bạn luyện tập kỹ năng active listening và passive listening. Các bạn còn biết những trang web nào mà mình chưa kể tên hay không, hãy cùng bình luận bên dưới nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon