BẠN THƯỜNG LÀM 5 ĐIỀU NÀY, BẠN SẼ MÃI “ĐIẾC” TIẾNG ANH ĐẤY

Trong khi học Tiếng Anh, rất nhiều người học không nghe được tiếng Anh hay gọi cách khác là một căn bệnh  “điếc tiếng Anh”. Nếu đã là một căn bệnh thì đừng sợ hãi hay lo lắng gì, đã có cô Quỳnh Nguyễn – giảng viên Amazing You sẽ là một bác sĩ để chỉ cho bạn biết biểu hiện, nguyên nhân và thuốc để đặc trị đúng không nào? Đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé

Khả năng Nghe (Listening) của bạn sẽ mãi “dậm chân tại chỗ” và rất khó tiến bộ, nếu bạn còn tiếp tục mắc những sai lầm sau đây! 

1 Chỉ nằm xem phim, nghe nhạc mà chờ IELTS band 8+, TOEIC 700 tự đến

Nhiều bạn tin những lời khuyên kiểu: “Cứ xem phim, nghe nhạc Mỹ là tiếng Anh lên ngay ấy mà”. Đúng, đúng là xem phim, nghe nhạc bạn sẽ tăng vốn từ vựng tiếng Anh. Nhưng thường sẽ là “tiếng Anh bồi” thôi.  Vì bạn không hiểu bản chất của cấu trúc câu và ý nghĩa của từ. Nhất là trong giao tiếp, người bản xứ hay dùng “từ lóng” – những từ không hề xuất hiện trong TOEIC, IELTS!

 Vậy nên muốn tăng điểm của chứng chỉ, bạn cần tìm những nguồn học thuật, mà vẫn cực kỳ thú vị.

2 Nghĩ Listening là chỉ dùng TAI

Không phải luyện NGHE là cứ đeo tai nghe, bật file lên thì sẽ giỏi ngay đâu.

Để tăng kỹ năng NGHE bạn sẽ mất công chút xíu ở khâu “đọc theo” đấy nhé. Khi nghe xong 1 câu, hãy pause video lại, nhìn phụ đề và đọc theo những gì vừa nghe được bạn nhé.

Hãy bấm giờ và “nhại theo” như thế đến khi nào bạn thấy mình nói gần bằng được tốc độ của file nghe, phát âm cũng gần chuẩn được như âm của người nói trong file nghe. Đó là lúc bạn đã thực sự kiểm soát được âm thanh đó sẽ không thể sai khi gặp những nội dung tương tự.

Phương pháp này gọi là SHADOWING

Xem thêm: 

BÀI NÓI TIẾNG ANH CỦA BẠN SẼ XUẤT SẮC NHỜ 9 TIPS CỰC ĐỈNH NÀY

LÍ DO KHIẾN NGƯỜI ĐI LÀM THẤT BẠI KHI HỌC TIẾNG ANH

Nếu chăm hơn, bạn chịu khó ghi ra tờ note các cụm từ nối âm, lược âm hoặc các từ khiến bạn nghe mãi mới hiểu nhé. Mỗi ngày lấy note ra đọc lại cho chắc.

3 Tự mãn với đáp án đúng khi luyện đề

Rất nhiều bạn mỗi lần luyện đề xong chỉ háo hức tính đáp án đúng để biết điểm. Tuy nhiên, khi biết đáp án SAI mới là điều cần chú trọng.

Nếu sai là sẽ phải đi tìm tận gốc vấn đề xem tại sao mình sai? Do từ mới? Vậy nghĩa từ mới ấy là gì? Hay do nối âm nhanh quá? Vậy cứ hai âm này đứng cạnh nhau sẽ nối lại như vậy đúng ko? Hay do người ta dùng paraphrase/synonym (từ đồng nghĩa) nên người nghe nhận ra? Hay do người nghe xác định nhầm vị trí của thông tin? Vậy lần sau nên xác định lại hướng làm bài thế nào? Đọc sách gì để luyện dạng bài này nhỉ?

Tóm lại chúng mình hãy quyết tâm giải quyết bằng được các đáp án sai ấy nhé, vì nếu không chữa triệt để thì chả bao giờ lên band được đâu.

4 Tham lam số lượng

Nghe nhiều không bằng nghe kỹ!

Nếu không nghe đi nghe lại thì mình không thể nhớ hết được cách viết và cách phát âm của từ mới.

 Ví dụ đề đòi hỏi đáp án là từ thermometer (nhiệt kế): Các bạn hãy lên mạng gặp bác Google tìm hiểu luôn các loại công cụ y tế khác như: stethoscope (ống khám bệnh), medical face mask (khẩu trang y tế), gauze (gạc sơ cứu vết thương), syringe (ống tiêm)…

 Vậy nên nghe “kỹ” theo ý của mình là nghe để giải quyết hết những từ mới liên quan đến bài đó, những từ tương tự cùng chủ đề và cách viết, cách phát âm những từ đó nữa nhé.

5 Ngại chia sẻ

Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất: Đừng chỉ giữ những khó khăn cho riêng mình.

Hãy chia sẻ với những người có thể giúp bạn định hướng và giải quyết vấn đề.

Người ta vẫn nói: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” mà. Nhiều khi bạn đã đạt đến “giới hạn tự học” của bản thân rồi, có tự nghiên cứu thêm cũng không đủ “sức bật” mà tăng band điểm nữa. Đó là lúc bạn cần lắng nghe lời khuyên từ người khác, những người đã trải nghiệm và thành công trước mình.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon