CẢI THIỆN VỐN TỪ TIẾNG ANH

  1. Học từ vựng theo cụm từ:

Phương này chắc hẳn không ít bạn đã nghe đến rồi, nhưng cụm từ như thế nào thì lại không ai nói rõ. Mệnh đề đơn giản nhất gồm S+V+O, các bạn nên học cụm từ gồm V+ O, như vậy bạn chỉ cần thêm chủ ngữ sẽ tạo thành mệnh đề hoàn chỉnh.

Mình sẽ lấy từ ví dụ đơn giản nhất, nếu bạn chỉ học từ “mistake” mà không học cụm “make a mistake” “make a purchase”,…. thì rất khó nói thành câu nhanh, trôi chảy và chính xác. Hoặc khi mình học cụm “cross the bridge when I come to it” (tôi sẽ quyết định khi vấn đề thực sự tới) việc đặt câu sẽ rất đơn giản “I haven’t decided on my career path yet, I’ll cross the bridge when I come to it”

  1. Thay đổi tư duy về từ vựng 

Một sai lầm thường thấy của các bạn band chưa cao là cố gắng nhồi nhét các từ vựng “khủng bố” vào câu, khiến người nghe rất bối rối. Thay vào đó, các bạn hãy học theo cụm collocation (thường bao gồm động từ + tân ngữ) hoặc idiom (có nhiều trường hợp là cả mệnh đề) và đặc biệt là các common English expressions vì người bản xứ thường diễn đạt theo thói quen, chứ không phải bằng cách ghép từ vựng hay ngữ pháp (tham khảo hình dưới nói về Daily Routines”

  1. Phương pháp spaced repetition: cách ghi nhớ từ vựng lâu và phản xạ tốt  

Phương pháp nhấn mạnh đến việc lặp lại nhiều lần 1 cụm từ, nhưng không phải chỉ trong 1 thời điểm. Thay vì dành 1 tiếng để học 20 từ, chỉ cần 3-4 lần một ngày, mỗi ngày 10’ hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Mỗi ngày bạn có thể sẽ bỏ Flashcards ra và đọc đi đọc lại các cụm từ trong đó. Ví dụ bạn sẽ đọc đi đọc lại cụ “add another feather in my cap” “add another feather in my cap” “add another feather in my cap” hay “visit off-the-beaten-track places” “visit off-the beaten-track-places”.

Đọc tầm 3- 5 lần là bạn sẽ nhớ sơ sơ và phát âm tạm ổn. Chú ý, bạn phải học bằng cách nói đi nói lại chứ không dùng cách viết. Bạn đọc khi chờ xe buýt, khi chờ thang máy,…. cứ lẩm nhẩm như vậy ngày 3-4 lần, mỗi lần 10 phút được 10-20 cụm. Lâu lâu lại bỏ ra đọc lại và khi đọc, sẽ đọc thật nhanh để hình thành phản xạ. Lần sau cứ nói là bạn sẽ bật ra cả cụm chứ không phải nghĩ từng từ nữa đâu

Vậy đấy, khi học nói thì bạn cần gạt bỏ các phương pháp liên quan đến viết thay vào đó mình ưu tiên phản xạ và sự “quen miệng”. “Trăm hay không bằng….quen miệng”.

Amazing You hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon