PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Trong khi học Tiếng Anh, rất nhiều người học không nghe được tiếng Anh hay gọi cách khác là một căn bệnh  “điếc tiếng Anh”. Nếu đã là một căn bệnh thì cô Quỳnh Nguyễn sẽ là một bác sĩ để chỉ cho bạn biết biểu hiện, nguyên nhân và thuốc để đặc trị đúng không nào?

Chúng ta cùng bắt đầu vào phòng khám Amazing You để giải quyết bệnh mang tên“ Tại sao không nghe được tiếng Anh” 

I. BIỂU HIỆN CỦA VIỆC KHÔNG NGHE TIẾNG ANH ĐƯỢC 

Nhớ về khoảnh khắc mình ngồi nghe đi thì chắc chắn là bạn sẽ có một trong các biểu hiện dưới đây phải không?

– Nghe nhưng mọi thứ trôi qua như một cơn gió và không đọng lại được gì

– Nghe đi nghe lại nhiều lần thấy đau đầu và chán nản vì không hiểu được

– Nghe cả 1 đoạn hội thoại nhưng chỉ bập bẹ nghe được 1 đến 2 từ còn lại là rớt mất hết thông tin.

Nếu thực sự bạn đang có những biểu hiện như trên thì bạn đã mắc bệnh “điếc tiếng Anh”. Bạn đang hoang mang không biết tại sao mình lại không nghe được phải không, đừng lo lắng hãy đọc tiếp để được giải đáp nhé!

II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC KHÔNG NGHE ĐƯỢC

1: Do phát âm sai:

Nguyên nhân chính và cơ bản nhất dẫn đến việc khó nghe tiếng Anh là do chúng ta phát âm sai. Rất nhiều người Việt Nam phát âm không chuẩn từ vựng tiếng Anh nhưng tự cho đó là đúng và đi theo lối mòn này tạo thành thói quen. Vì thế khi nghe người bản ngữ nói tiếng Anh chuẩn, họ bối rối và lúng túng

Cụ thể, người Việt thường mắc các lỗi sai như:

Thiếu âm cuối (ending sounds): khác với tiếng Việt, các từ tiếng Anh thường có các phụ âm đuôi như /t/, /d/, /p/, /tʃ/. Ví dụ, với các từ được thêm hậu tố /s/, /es/ hay /ed/, nếu bạn không nói đúng, người khác sẽ hiểu nhầm ngay nghĩa của từ (số ít, số nhiều) hay thời điểm của hành động (hiện tại, quá khứ)

Không có ngữ điệu: Ngôn ngữ còn để thể hiện cảm xúc. Vì vậy, nếu bạn nghe cùng một câu nói nhưng với hai ngữ điệu hoàn toàn khác nhau, nó cũng mang 2 ý nghĩa khác nhau.

Thiếu trọng âm: Trọng âm trong tiếng Anh cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ từ ”desert” khi phát âm với trọng âm thứ 1 là danh từ, nhưng với trọng âm thứ 2 lại trở thành động từ, và nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Do đó nếu chúng ta không quan tâm tới trọng âm, chúng ta cũng không thể hiểu nghĩa từ đó là gì.

Phát âm sai âm câm, không nối âm: Đây cũng là một lỗi thường gặp của người Việt vì không biết các âm câm nên phát âm sai hoàn toàn khiến người nghe bối rối. Tương tự hiện tượng không nối âm cũng ngăn cản chúng ta nghe được phát âm chuẩn.

2: Không nghe được tiếng Anh do vốn từ vựng nghèo nàn                        

Bạn cho rằng từ vựng không liên quan gì tới nghe nói? Vậy thì bạn đã nhầm. Vốn từ vựng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe tiếng Anh của bạn.

“Từ vựng” là nền tảng cho quá trình nghe, hiểu và nói. Có quá nhiều từ bạn không biết thì làm sao khi nghe hiểu được hết nội dung phải không ?

Trường hợp bạn biết từ nhưng không nhận ra vì bạn chỉ nhìn và tra nghĩa của nó, chứ không nghe phát âm nên tai sẽ không quen. Một số từ bạn biết nghĩa và cách phát âm nhưng lại chưa va chạm nhiều nên khi nghe sẽ rất khó để bạn nhận ra ngay lập tức mà mất thời gian suy nghĩ và nhớ xem từ gì.

Bạn có thể hiểu câu nói đó vì bạn biết các từ ngữ trong câu, nên chỉ cần 1 từ mới cũng đủ làm bạn bối rối. Nhưng thực tế, đôi khi chúng ta có thể không cần biết hết tất cả các từ vựng mà vẫn nghe hiểu được đối phương qua phương pháp đoán từ (key words) và ngôn ngữ hình thể (body language). Tuy nhiên đó chỉ là các công cụ hỗ trợ, còn việc trau dồi cho mình một lượng từ vựng vừa đủ vẫn vô cùng cần thiết nếu muốn nghe hiểu được tiếng Anh.

3: Không nghe được tiếng Anh do không rèn luyện thói quen nghe thường xuyên

Không có thói quen nghe tiếng Anh thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn nhiều trong việc nghe nói. Bạn không thể phản ứng kịp với những âm thanh mình đang nghe, và não bộ của bạn cũng không thể xác định thứ ngôn ngữ này ngay lập tức nếu chưa từng được làm quen với tiếng Anh trước đây.

4: Không nghe được do chọn file nghe không đúng trình độ của bản thân

Nhiều người than phiền rằng người bản ngữ nói rất nhanh khiến họ không thể nghe được. Và họ luôn phải yêu cầu nói chậm lại một chút.

Tuy nhiên trong các lớp học, buổi hội thảo hay cuộc họp, chúng ta không thể yêu cầu giáo viên hay cử tọa nói chậm lại chỉ vì chúng ta không nghe được họ nói gì. Điều đó đặt ra vấn đề, bạn không thể luôn yêu cầu người bản ngữ nói chậm hơn, mà chính bạn phải tập cách nghe bắt kịp tốc độ của họ.

Làm thế nào để thực hiện được điều này? Bạn cần có một quá trình luyện tập nghe nói dần dần, khi đã quen với những câu từ đơn giản, bạn có thể ngay lập tức hiểu được ý người bản ngữ mà không phải lo lắng về tốc độ của họ nữa. Bạn không thể vượt cấp khi mà ở trình độ cơ bản lại muốn nghe được từ các show nước ngoài, cần phải bình tĩnh nghe từ chậm đến nhanh, phù hợp với trình độ của bản thân.

Trên đây là 4 nguyên nhân dẫn đến việc bạn không nghe được tiếng Anh. Vậy để điều trị căn bệnh này như nào? Mình cùng đi tiếp nhé!

III. GIẢI PHÁP ĐỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Với mỗi nguyên nhân chúng ta sẽ đưa ra được cái giải pháp tương tự để giải quyết. Vậy chúng ta có 5 giải pháp dưới đây

1: Học phát âm bài bản

Trước khi muốn nghe được hãy dành thời gian học bảng phát âm IPA thật bài bản từ âm đơn đến âm đôi, với mỗi âm thì hãy lấy ví dụ và đọc thật đúng. Khi phát âm được đúng rồi thì bạn mới có thể nghe được âm từ người nước ngoài nói.

2 Tích luỹ vốn từ vựng

Có thể tích luỹ trong quá trình nghe cũng có thể tích luỹ trong quá trình đọc. Bạn có nhiều cách để tích luỹ từ vựng nhưng phải đảm bảo rằng bạn học từ vựng theo các tiêu chí sau đây:

  • Học theo chủ đề
  • Học cụm từ chứ không học từ đơn lẻ

Sau khi học được từ vựng hãy đặt câu để áp dụng ngay cụm từ đó và sẽ tuyệt vời nhất nếu câu mẫu gắn liền với cuộc sống, sự quan tâm của bạn chứ không phải người khác.

3: Rèn luyện thói quen nghe

Hãy tạo thành thói quen, bạn hãy đặt luật cho bản thân, mỗi ngày dù có bận rộn đến cỡ nào cũng sẽ dành 30 phút để học nghe, để ngồi nghiêm túc tại bàn, chuẩn bị đầy đủ giấy bút rồi bật file nghe lên, vừa nghe vừa học.

Tuyệt đối đừng làm việc riêng trong quá trình nghe và đừng gián đoạn ngày nghe ngày nghỉ, vui thì nghe mà chán thì lại thôi, hãy nghiêm khắc với bản thân mình sau 30 ngày chắc chắn bạn sẽ thấy một sự thay đổi rõ rệt.

4 : Chọn file nghe đúng trình độ

Như thế nào là chọn file nghe đúng trình độ? Mình sẽ gợi ý cho các bạn những thông tin hữu ích dưới đây. Bạn cần phải biết bản thân mình đang ở mức nào bằng cách làm bài test ngắn. Sau đó, hãy chọn ra chủ đề mà bạn cảm thấy hứng thú để bắt đầu nghe từ dễ đến khó.

Chúc các bạn học tập tốt và kiên trì điều trị căn bệnh này nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon